10 điểm “phải đến” ở Cần Thơ

10 điểm “phải đến” ở Cần Thơ

Cần Thơ được mệnh danh Thủ Phủ Đất Tây Đô, nằm hiền hoà bên dòng sông Hậu nơi mang đâm nét văn hóa miệt vườn sông nước miền tây, cùng hệ thống nhà vườn sinh thái và các món ăn dân giã đậm chất Nam Bộ. Cần Thơ đang một điểm du lịch hấp dẫn của miền Tây. Hãy cùng Thám Hiểm Mekong  điểm qua những nơi “phải đến” của thành phố này

1. Chợ nổi Cái Răng

71896715351 Chợ nổi Cái Răng là một trong những chợ trên sông nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Chợ chuyên mua bán các loại trái cây, nông sản của vùng. Sáng sáng, hàng trăm chiếc thuyền lớn bé đậu san sát. Bán sản vật gì người ta treo sản vật đó (treo bẹo) lên cây sào (cây bẹo) trên mũi thuyền vì thế họ không cần phải rao hàng như các chợ trên đất liền.

Chợ nổi Cái Răng thuộc quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ

 

2. Vườn Cần Thơ

du-lich-mien-tay-cam-nang-tu-a-den-z-ivivu-4Các vườn du lịch với cây trái trĩu quả thu hút ngày càng đông khách đến thăm. Tới đây, bạn có thể vừa dạo chơi vừa thưởng thức trái cây ngay tại vườn và các loại đặc sản miền quê khác như cá lóc nướng trui, bánh xèo, lẩu mắm… Hiện có rất nhiều vườn cây trái dành cho khách du lịch như Vàm Xáng, Mỹ Khánh, Cồn Sơn, Gáo Dương, Cù Lao Mây, Út Hiên, KDL Phú Hữu….

Vườn Cần Thơ có trên khắp các tuyến đường bộ, đường thủy ở TP Cần Thơ

3. Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam

thienvientruclamThiền viện Trúc Lâm Phương Nam có tổng diện tích là 38.016 m2.

Toàn bộ công trình kết cấu mái lợp ngói, khung cột bằng gỗ lim, vách tường gạch, nền và lối đi đều lát gạch tàu.Ngoài ngôi chính điện, khuôn viên được bài trí cân đối với khoảng 20 hạng mục công trình như: nhà tổ, hội trường rộng rãi làm nơi giảng đạo, tu học cho khoảng 500 Tăng sinh, Phật tử, bảo tháp 9 tầng, tháp trống, tháp chuông bằng đồng, khu tăng xá và nhà khách, khu trai đường, thư viện và phòng thuốc, nhà thủy tạ,… xây bao quanh, tạo thành một quần thể kiến trúc mang đậm ý nghĩa văn hóa lịch sử.

Đặc biệt có những hạng mục được làm bằng gỗ lim, khoảng 1.000 khối được nhập từ Nam Phi. Riêng tượng Phật Thích Ca Mâu Ni thờ trong chánh điện được làm bằng đồng, nặng 3,5 tấn, đại hồng chung nặng 1,5 tấn. Tượng Bồ Tát và các vị tổ sư được tạc bằng gỗ Du Sam có tuổi thọ 800 năm.

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam nằm xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, cách khu du lịch Mỹ Khánh 300m

 

4. Vườn cò: Bằng Lăng, Cồn Sơn

vuon-co+ Vườn cò Bằng Lăng – một trong những sân chim lớn nhất nơi miệt vườn chín dòng sông. Trên đường từ Cần Thơ về thành phố Long Xuyên (An Giang), qua khỏi thị trấn Thốt Nốt chừng 5km là đến vườn cò Bằng Lăng. Đi dọc theo bờ sông nhỏ, dưới những hàng tre rợp bóng mát. Tại đây, bạn có thể thấy hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn con cò (cò trắng, cò xám, cò đen, cồng cộc) chao cánh và sà xuống những cành tre, trúc, đong đưa theo gió, rối rít gọi đàn…

Vườn cò Bằng Lăng thuộc ấp Thới Bình, xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt, TP. Cần Thơ.

+ Vườn cò Cồn Sơn

12196074_737331153038392_8614905975363847219_nVới diện tích khoảng 7 hecta vườn với các loại cây hỗn hợp như dừa, chuối, bưởi.. chủ yếu là nơi để các loài cò trú ẩn, hàng ngày sáng sáng các loại cò đi kiếm ăn chiều chiều lại bay về tổ. Đến đây Quý Khách sẽ tận mắt nhìn thấy hàng trăm cò trắng, cò đen bay về từng đàn, một khung cảnh thật đẹp và bình yên

Vườn cò Cồn Sơn: thuộc khu vực 1, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ

 

 

 

5. Nhà cổ Bình Thủy

11828737_707989979305843_2386226306410771827_nNgôi nhà cổ năm gian hai mái, kiến trúc kiểu Pháp được gia đình họ Dương xây vào năm 1870. Kiến trúc nhà kiểu Pháp với nền nhà cao hơn mặt sân 1m; có bốn bậc thang hình cánh cung tao nhã, nối kết nhà với khoảng sân rộng, trần cao, trang trí hoa văn, mở nhiều cửa lớn nhỏ với khung sắt khá đơn giản giúp nhà thông thoáng, mặt tiền trang trí phù điêu đắp nổi… Toàn bộ gạch bông hoa hồng đỏ – đen lát nền nhà với hàng rào sắt đúc bảo vệ khuôn viên đều được đặt và chở từ Pháp sang. Ðây là mẫu nhà cổ hiếm hoi còn sót lại khá nguyên vẹn giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu đời sống sinh hoạt, văn hoá cũng như tiến trình phát triển dưới tác động khác nhau lúc giao thời giữa hai thế kỷ của cư dân ÐBSCL.

Nhà cổ Bình Thuỷ nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.

 

6. Chùa Ông

chua-ongChùa Ông là nơi sinh hoạt tín ngưỡng và văn hoá của người Hoa tại Cần Thơ. Chùa được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1993. Chùa Ông có lối kiến trúc độc đáo được giữ gìn gần như nguyên vẹn từ thuở ban đầu. Chùa được xây dựng năm 1894 – 1896 trên một khu đất có diện tích chừng 532m². Mái chùa lợp ngói âm dương với các gờ bó mái bằng những hàng ngói ống men xanh thẫm, trên bờ nóc có vô số hình nhân đủ màu bằng gốm sứ, lưỡng long chầu nguyệt, cá hoá long, chim phụng, ở hai đầu đao là hai tượng người cầm mặt trời, mặt trăng. Trong chùa thờ Quan Công, một vị tướng thời Tam Quốc, tấm gương về lòng trung hiếu tiết nghĩa và các vị Quan Âm Nam Hải, Thái Bạch tinh quân, Thổ Địa, Đổng Vĩnh…

Chùa Ông nằm ở đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

 

7. Chùa Nam Nhã

chua-nam-nha-can-tho2Chùa do ông Nguyễn Giác Nguyên đứng ra xây dựng năm 1895, theo tông phái Minh Sư nên còn được gọi là chùa Minh Sư. Trước đây, Chùa Nam Nhã là tiệm thuốc bắc Nam Nhã Đường và là nơi liên lạc, hội họp của các sĩ phu trong phong trào đấu tranh chống Pháp. Chùa Nam Nhã là nơi hoạt động của những sĩ phu yêu nước trong tổ chức Việt Nam Quang Phục hội.

Năm 1917, chùa được trùng tu. Sân chùa rộng rãi trồng nhiều cây, giữa sân là hòn non bộ cao hơn 2m. Trong chính điện có bàn thờ sư cụ Giác Nguyên, Lịch Đại Tổ sư, ban thờ Tam giáo với ba pho tượng bằng đồng là tượng Đức Phật Thích Ca, Đức Khổng Tử và tượng Lão Tử. Hai bên chính điện là hai ngôi nhà 5 gian dành cho phái nam và phái nữ ở. Phía sau là khu vườn mộ, nơi yên nghỉ của những người tham gia phong trào Đông Du và xây dựng chùa.

Đến đây bạn không chỉ thưởng thức vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm của chùa, mà còn có thể tìm hiểu những hoạt động sôi nổi của các sĩ phu yêu nước phong trào Đông Du, Đặc ủy Hậu Giang, Xứ ủy Nam Kỳ trong những năm đầu khó khăn gian khổ của cách mạng Việt Nam.

Vị trí: 612 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường An Thới, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.

 

8. Chợ cổ Cần Thơ

cho-coChợ Cổ Cần Thơ hay gọi là chợ Hàng Dương hay “chợ lục tỉnh”, nằm trên đường Hai Bà Trưng. Chợ này được xây dựng cùng thời với hai ngôi chợ lớn ở Sài Gòn là chợ Bến Thành và chợ Bình Tây. Chợ có một nét rất riêng, rất độc đáo của đồng bằng châu thổ.. đêm đêm ghe chở sản vật từ vùng sâu ra, treo đèn trước mũi lấp lánh cả một khúc sông. Gần đây Thành phố Cần Thơ đã có dự án quy hoạch lại khu chợ cổ Cần Thơ với bến tàu du lịch, nhà chờ, gian hàng lưu niệm cho du khách….

Vị trí: Đường Hai Bà Trưng, TP. Cần Thơ.

 

9. Bến Ninh Kiều

ben-ninh-kieuVị trí: Bến Ninh Kiều nằm bên hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, gần trung tâm thành phố Cần Thơ, đường Hai Bà Trưng.

Bến Ninh Kiều hấp dẫn du khách bởi phong cảnh sông nước hữu tình và vị trí thuận lợi nhìn ra dòng Hậu Giang hiền hòa. Điều hấp dẫn du khách của bến là nhà thủy tạ trên sông. Nhà thủy tạ là một con tàu nổi bồng bềnh nối bờ bằng một đoạn cầu, hai bên cầu có lan can, khách có thể dừng chân đứng hóng gió. Nhà nổi này chính là nhà hàng ăn uống có hai tầng với hàng trăm chỗ ngồi. Khách tới nhà nổi, gọi ly nước ngọt, hoặc một xị rượu nếp than nhắm với món lẩu lươn đặc sản địa phương. Vừa ăn uống, vừa ngắm cảnh sông Hậu. Trên sông đủ loại thuyền ngược thuyền xuôi tấp nập. Bến còn có công viên với nhiều loại cây quý, xanh mướt, là nơi vui chơi và sinh hoạt của người dân./

10. Cầu đi Bộ ( Cầu Tình Yêu)

cau-di-bo-can-thoCầu đi bộ bến Ninh Kiều nối bến Ninh Kiều và Cồn Cái Khế thu hút nhiều khách đến chiêm ngưỡng và tham quan từ khắp mọi nơi. Cầu có chiều dài 200m, rộng 7,2m với kinh phí xây dựng hơn 49 tỷ đồng. Nhìn từ trên cao, hình dạng của cầu khá giống hình chữ S – bản đồ Việt Nam, và hai bông sen lớn ở giữa cầu là nơi được trang trí các cụm đèn led nghệ thuật mang nét hiện đại và sống động cho cây cầu vào ban đêm.

Cầu đi bộ có vị trí khá “đẹp” khi nằm giữa ngã ba sông Hậu, đứng từ trên cầu có thể nhìn khá rõ cầu Cần Thơ, cồn Ấu và gần như toàn cảnh bến Ninh Kiều. Không những thế, vào buổi chiều, cầu đi bộ là nơi đi dạo của những du khách đến du lịch Cần Thơ và người dân trên địa bàn thành phố.

Cầu đi bộ nằm trên điểm cuối đường Hai Bà Trưng – khu vực Bến Ninh Kiều.

10 điểm “phải đến” ở Cần Thơcác điểm tham quan cần thơdiem tham quan can thodu lịch Cần Thơdu lịch Miền Tâythám hiểm mekongtham quan can thotham quan mien taytour Cần Thơđến cần thơ xem gì

Du Lịch Cần Thơ với 10 điểm “phải đến” của Du Lịch Cần Thơ
10 điểm “phải đến” ở Cần Thơ Đạt 5/10 trên 1 đánh giá

Chia sẻ bài viết 10 điểm “phải đến” ở Cần Thơ

Cẩm Nang Du Lịch Nước Ngoài Tổ Chức Sự Kiện Cần Thơ Team Building Tour Du Lịch Miền Tây Tour Du Lịch Phú Quốc Tour Du Lịch Côn Đảo
© 2008 Du Lich Miền Tây - Mekong Delta Explorer · Posts by Du Lich Mien Tay, Du Lich Mien Tay on Google+, XML SiteMap, SiteMap Gzip