Chùa Vĩnh Tràng

Chùa Vĩnh Tràng – (Được bộ Văn Hóa – Thông tin công nhận di tích cấp quốc gia ngày 30 tháng 8 năm 1984)

Chùa Vĩnh Tràng là chùa lớn nhất của TP. Mỹ Tho đứng vào hàng thứ ba đối với mọi kiểu chùa của đất Nam phần. Chùa thuộc loại di tích kiến trúc pha hòa nét kiến trúc cả Âu và Á.

Kiến trúc:

Trước chùa có hai cổng Tam quan xây dựng năm 1933 theo kiểu cổ lầu Trung Quốc với kiểu vở rất tinh xảo, được làm bởi những đôi tay của những nghệ nhân xứ Huế. Trên cổng có tượng Hòa thượng Trà Chánh Hậu và Hòa thượng Minh Đàng bằng xi măng là hai vị Hòa thượng có công rất lớn cho việc trùng tu chùa được nguy nga tráng lệ như hôm nay (tác phẩm của nhà điêu khắc Nguyễn Phi Hoành lúc bấy giờ vừa du học ở Pháp về).

Cửa ngỏ này được cẩn toàn bằng đồ sứ có giá trị, in hình Long – Lân – Qui – Phụng, Canh  – Mục  – Ngư – Tiều, các câu đối cũng được cẩn bằng miễng chai nổi màu sắc óng ánh trông rất đẹp. Bốn mặt của hai cổng đều trạm hình người, hình thú vật, hình hoa lá mang những sự tích khác nhau, ảnh hưởng lối kiến trúc phương Tây và kiến trúc Chàm nhưng vẫn giữ được đặc sắc của dân tộc nhất là hai mặt hai bên của hai cổng là những hình tượng mang đậm nét của nền nghệ thuật dân gian. Để có một tuyệt tác như vậy thì hàng chục nhà sư phải ngày ngày gánh gánh đi nhặt phế liệu, hàng chục nghệ nhân phải ngồi chọn lựa, cắt mài, lắp ghép năm này qua năm khác qua đó chúng ta mới thấy được cái độc đáo của người xưa.

Nguồn gốc:

Khởi nguyên chùa chỉ là một cái am lá của ông bà huyện Bùi Công Đạt làm quan dưới triều vua Minh Mạng (1820 – 1840). Sauk hi hưu trí ông bà về đây cất am tự để tu hành nên đồng bào trong vùng quen gọi là chùa ông huyện. Ông bà huyện mời Đại Sư Huệ Đăng về trụ trì và dạy chữ nghĩa cho con.

Sau khi ông bà Huyện qua đời, Đại Sư Huệ Đăng ngày đêm chăm lo công quả, bồi đắp am tự. Ban ngày thì cuốc đất, gánh nước đắp nền chùa, ban đêm thì tụng kinh, niệm phật. Chính vì đạo hạnh của ông như vậy mà đệ tử bốn phương đổ về rất đông, người góp công, người góp của xây dựng thành chùa “ Đại Tự” vào năm 1849 lấy niên hiệu là Vĩnh Trường với ngụ ý “ Vĩnh Cửu đối với sơn hà, trường tồn với thiên địa”

Qua thời gian người ta gọi trại đi là “Vĩnh Tràng”, Đại sư Huệ Đăng được tôn xưng ngôi vị Hòa Thượng.

Có lẻ ngụ ý tên chùa như vậy nên nhà thơ Xuân Thủy khi đến viếng đã tặng chùa bốn câu thơ như sau:

“ Đức phật giàu tình thương

Nên chùa tên Vĩnh Tràng

Nhà sư vốn yêu nước

Lòng như dòng Tiền Giang”

Đến năm 1864 Hòa Thượng Huệ Đăng viên tịch trong khi công việc chưa hoàn tất nên bổn đạo đã thỉnh Hòa Thượng Trà Chánh Hậu vè trùng tu lại chùa làm cho ngôi bửu tự Vĩnh Tràng được nguy nga tráng lệ như ngày hôm nay. Có thể nói chùa được hoàn tất năm 1927.

Nền chùa được xây dựng theo dạng chữ quốc gồm 4 gian nối tiếp nhau: tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu. Nằm trong khuôn viên 2000 m2 dài 70m, ngang gần 30m làm bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao độ 1m, chung quanh xây tường vững chắc.

Bên ngoài chùa có hệ thống tháp đá, có 03 tháp to làm trong những năm 1924 – 1938 chạm hình hoa quả. Đáng chú ý nhất là tháp của Hòa Thượng Lê Ngọc Xuyên, chân tháp hình lục giác cao 8m, chia thành 06 góc, tầng thứ nhất là nền cao 1m2, tầng thứ hai có một cửa vuông cạnh 1m đó là đường thông vào mộ (trước kia dùng để đưa quan tài vào mộ), các tầng khác nhỏ dần và một đỉnh ngôi mộ là hình trái bần.

Hiện nay chùa Vĩnh Tràng còn là nơi đặt Văn phòng ban trị sự tỉnh hội Phật giáo tỉnh Tiền Giang. Ngoài việc thờ cúng lễ bái của những người tôn sùng đạo giáo, của những phật tử trong tỉnh, nơi đây còn la nơi viếng cảnh của du khách phương xa, nhất là những phái đoàn nước ngoài một khi đã đặt chân đến tỉnh Tiền Giang.

chùa Vĩnh Tràngdi tích lịch sử mỹ thodu lịch Mỹ Thomột số ngôi chùa nổi tiếng miền namĐồng Bằng Sông Cửu Long

Chùa Vĩnh Tràng Đạt 5/10 trên 1 đánh giá

Chia sẻ bài viết Chùa Vĩnh Tràng

Cẩm Nang Du Lịch Nước Ngoài Tổ Chức Sự Kiện Cần Thơ Team Building Tour Du Lịch Miền Tây Tour Du Lịch Phú Quốc Tour Du Lịch Côn Đảo
© 2008 Du Lich Miền Tây - Mekong Delta Explorer · Posts by Du Lich Mien Tay, Du Lich Mien Tay on Google+, XML SiteMap, SiteMap Gzip