Giàn gừa khổng lồ ở huyện Phong Điền – Cần Thơ

Du Lịch Miền Tây khám phá địa danh Giàn Gừa tại Du Lịch Cần Thơ.

Giàn gừa cành nhánh đan quyện nhau phủ kín một khu đất  rộng đến  4.000 m2 ở ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa (H. Phong Điền, TP. Cần Thơ)

Có 2 lối đi đến Di tích lịch sử Giàn Gừa: Từ Trung Tâm TP. Cần Thơ một là đi theo hướng lộ Vòng Cung trên địa bàn xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, qua phà đến xã Nhơn Nghĩa rồi hỏi thăm đường đi; hai là đi từ Cần Thơ về Hậu Giang, rẽ vào quốc lộ 61B (đường đi Vị Thanh), đến gần chân cầu Rạch Sung, quẹo trái, có bảng chỉ dẫn đường vào di tích. Dù con đường làng đã được tráng nhựa nhưng do hẹp nên xe 4 bánh không vào được, phương tiện di chuyển đến di tích chủ yếu là xe gắn máy.

13179455_827055100732663_2550325852939883823_n 99983382

Giàn gừa trước đây có diện tích rất lớn nhưng do sự tàn phá của bom đạn chiến tranh và sự tác động của môi trường nên hiện nay chỉ còn khoảng 2.700 m2. Đến di tích Giàn Gừa, khách tham quan cảm thấy ngạc nhiên, choáng ngợp trước một giàn gừa nguyên sinh vững chắc, với nhiều cây, nhiều nhánh đan xen, quyện chặt vào nhau như một tấm lưới khổng lồ. Có những cành gừa còn in hằn vết tích chiến tranh với những vết đứt, vết loang lổ do bom đạn. Tuy nhiên, với sức sống mãnh liệt, những cành gừa ấy vẫn đâm chồi, nảy lộc và vươn mình tỏa rợp bóng mát. Những cành gừa uốn lượn, ngoằn nghoèo đan vào nhau trên không trung, trên mặt đất trông giống như những con trăn, con rắn khổng lồ. Dưới những tán cây rộng, rợp bóng mát, mọi người cảm thấy thoải mái, yên bình bởi không khí nơi đây rất mát mẻ, trong lành.

Bên cạnh vẻ đẹp hoang sơ, Di tích Giàn Gừa còn là nơi có nhiều huyền thoại, gắn liền với lịch sử khai hoang mở cõi của nhà Nguyễn và lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân địa phương. Bên trong khu di tích có đền thờ Bác Hồ và một ngôi miếu nhỏ thờ Bà Thượng động Cố Hỉ.

 Khu_di_tích_lịch_sử_Giàn_Gừa1434179169-gwwtgua4_grjo

Theo truyền thuyết mà một số người lớn tuổi của tộc họ Nguyễn ở xã Nhơn Nghĩa kể lại: vào giữa thế kỷ XIX (năm Đinh Tỵ, 1857), nhiều nhóm người từ sông Tiền di cư đến làng Nhơn Nghĩa khai hoang, trong đó có ông Cả và một số người thuộc kiến họ Nguyễn. Do đất đai nơi đây màu mỡ, phì nhiêu nên việc khai hoang thuận lợi, đất đai của kiến họ Nguyễn ngày càng được mở rộng. Từ đó, nhiều người gọi ông Cả là ông Cả Nguyễn. Một hôm, vùng này xảy ra hỏa hoạn khiến giàn gừa bị cháy. Ở làng xuất hiện nhiều dịch bệnh, nhiều con cháu ông Cả Nguyễn bị bệnh chết.

Thầy Bảy ở núi Châu Đốc, An Giang làm nghề bốc thuốc Nam đến chữa bệnh cho dân làng và khuyên mọi người nên trồng lại cây gừa. Sau khi cây gừa được trồng lại, dịch bệnh, tai ương không còn hoành hành, cuộc sống người dân được bình yên. Về sau, mỗi khi gặp khó khăn, trắc trở trong cuộc sống, người ta đến đây cầu nguyện ngày càng đông. Con cháu họ Nguyễn liền dựng ngôi miếu thờ Bà Thượng động Cố Hỉ và lấy ngày 28 tháng 2 âm lịch hằng năm là ngày Vía, để cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Mỗi năm Giàn Gừa có một lễ chính và 2 lễ phụ: Lễ chính vào ngày 28.2 âm lịch (ngày trồng lại gừa và lập Miếu Bà Cố Hỉ, cách nay 155 năm) để cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt…Đêm trước khi vào lễ chính là đêm nhóm họ, phục vụ văn nghệ, đờn ca tài tử. Sáng ngày 28 cúng heo trắng, có múa bóng rỗi. Tục cúng heo trắng, chè, xôi, bông hoa, múa bóng có từ sau 1975, trước đó chỉ cúng đầu heo. Ngoài ra Giàn Gừa còn 2 lễ phụ vào ngày 27.7 (Ngày Thương binh – Liệt sĩ) và ngày 22.12 (Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam), vì nơi đây từng là nơi đóng quân, là căn cứ cách mạng trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân ta. Trong khuôn viên Giàn Gừa, bên phải cổng vào có Đền thờ Bác Hồ và bàn thờ Mười cô gái hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc mới được xây dựng.

images (1) images

Năm 2009, Giàn Gừa trở thành khu di tích văn hóa, được đầu tư sửa sang khá nhiều. Ngoài xây hàng rào với 2 tấm bảng chính, còn đắp tượng 2 con kỳ lân màu vàng chói chào đón khách vào cổng; tượng cọp trắng-cọp vàng hầu 2 bên Miếu Bà Cố Hỉ… Dù ở một nơi heo hút nhưng khách từ các tỉnh, thành vùng ĐBSCL và TP.HCM đến viếng Giàn Gừa ngày càng đông. Năm ngoái, riêng dịp lễ Quốc khánh 2.9 đã có hơn 2.000 khách đến viếng và đặc biệt là dịp lễ cúng chính,  lượng khách đến dự lên đến hơn 6.000 người.

 13177460_827055194065987_2766341409754516275_n Can Tho 2

di tích giàn gừadi tích lịch sử giàn gừadu lịch Cần Thơdu lịch Miền Tâydu lịch phong điềngiàn gừaGiàn gừa khổng lồ ở huyện Phong Điền - Cần Thơthám hiểm mekongtham quan can thotham quan mien taytour Miền Tâyđiểm tham quan tai phong điền

Du Lịch Cần Thơ - Giàn gừa khổng lồ ở huyện Phong Điền - Cần Thơ
Giàn gừa khổng lồ ở huyện Phong Điền – Cần Thơ Đạt 5/10 trên 1 đánh giá

Chia sẻ bài viết Giàn gừa khổng lồ ở huyện Phong Điền – Cần Thơ

Cẩm Nang Du Lịch Nước Ngoài Tổ Chức Sự Kiện Cần Thơ Team Building Tour Du Lịch Miền Tây Tour Du Lịch Phú Quốc Tour Du Lịch Côn Đảo
© 2008 Du Lich Miền Tây - Mekong Delta Explorer · Posts by Du Lich Mien Tay, Du Lich Mien Tay on Google+, XML SiteMap, SiteMap Gzip