Khám phá nét văn hóa người Miêu ở Quý Châu

Tổng quan về dân tộc Miêu tại Quý Châu

Hãy cùng Thám Hiểm Mekong khám phá nét văn hóa người Miêu ở Quý Châu. Cổ trấn bên sông là một trong những cảnh quan đặc sắc thu hút du khách đến Trung Quốc. Phượng Hoàng cổ trấn cũng nổi tiếng vì vẻ đẹp vừa cổ kính vừa thơ mộng của các tòa nhà gỗ cổ hơn ngàn năm dọc hai bên bờ Đà Giang.

Và hơn thế nữa, cổ trấn nằm ở phía Tây tỉnh Hồ Nam này còn được bao bọc bởi các dãy núi và vô số câu chuyện huyễn hoặc về tộc người Miêu…

Hẳn nhiều người sẽ không còn xa lạ với hình những người con trai con gái người Miêu trong những bộ trang phục dân tộc màu xanh dương và đỏ, đầu đội mũ bạc xuất hiện trong những bức thiệp, tấm hình du lịch về thị trấn cổ này. Họ chính là người Miêu, một trong những dân tộc thiểu số chiếm đến một nửa dân số tại Phượng Hoàng Cổ Trấn cùng với người Thổ Gia. Không chỉ là cư dân, người Miêu tại đây còn chính là người bảo tồn và giữ lửa truyền thống cho những giá trị văn hóa tốt đẹp lâu đời của thị trấn Phượng Hoàng.

Người Miêu

Với dân số vào năm 2010 là hơn 9,426 triệu, người Miêu là nhóm dân tộc thiểu số đông dân thứ 5 tại Trung Quốc và nằm trong danh sách 55 dân tộc thiểu số chính thức được công nhận bởi chính phủ Trung Quốc.

Người Miêu ở Trung Quốc bao gồm năm tộc người khác nhau là người Hmong, Hmub, Xong và A-Hmao và được chia thành hai nhóm là người Miêu Thuần và Dã Miêu. Người Miêu Thuần là những người Miêu đã định cư ở vùng đồng bằng và sống hòa nhập với cuộc sống hiện đại. Trong khi đó, nhóm người Dã Miêu lại sinh sống ở những vùng núi non hiểm trở, duy trì những nét văn hóa và lối sống vô cùng khác biệt với người Hán hoặc những người dân tộc thiểu số khác sinh sống ở các thành thị trung tâm.

Người Miêu gốc ở Phượng Hoàng Cổ Trấn nói riêng hay tỉnh Hồ Nam nói chung thuộc nhóm người Dã Miêu. Vì vậy họ có ý thức bảo tồn và thể hiện văn hóa dân tộc vô cùng mạnh mẽ. Với sự phát triển chóng mặt của ngành du lịch tại Phượng Hoàng Cổ Trấn và các khu vực lân cận, ngày nay người Miêu ở đây đã tiếp xúc nhiều hơn không chỉ với nền văn hóa người Hán mà còn với cả nhiều nền văn hóa quốc tế từ khách du lịch bốn phương.

Mặc dù vậy, họ vẫn giữ được những giá trị văn hóa truyền thống ngàn năm qua của dân tộc mình ngay trong mỗi nếp nhà. Chính vì thế, sẽ thật thiếu sót cho một chuyến du lịch tới Phượng Hoàng Cổ Trấn nếu như du khách không được trải nghiệm văn hóa độc đáo của người Miêu tại đây.

Đường vào Miêu trại

Tại trung tâm cổ trấn, bạn có thể gặp rất nhiều phụ nữ người Miêu bán đồ mỹ nghệ lưu niệm hoặc cho thuê trang phục để du khách chụp hình.

Còn nếu như đi sâu hơn vào bên trong nơi những người Miêu đang sinh sống, dọc con đường quanh co vách núi, hình ảnh những mái ngói âm dương sẫm màu thời gian nằm quần tụ chênh vênh dưới tán lá rừng. Ngay từ xa, đã nhìn thấy những người phụ nữ Miêu trong trang phục màu xanh truyền thống, thân áo được thêu họa tiết và đính trang sức cầu kỳ sặc sỡ, cầm dải băng kết hoa màu đỏ trước cổng làng để đón chào các vị khách phương xa.

Họ hát một bài hát bằng thổ ngữ Miêu hồn nhiên và sảng khoái, tay nâng bình rượu, tay nâng ly mời khách khiến không ai có thể chối từ.Người Miêu nói nếu không cạn ly thì sẽ không được đi qua cổng làng. Một thứ rượu nhạt, màu trong trẻo, hương nếp thơm dịu nhẹ nhưng lại thấm đượm thứ tình cảm chân thật của người miền quê.

Kiến trúc đặc sắc của người Miêu

Miêu Trại là một ngôi làng cổ bằng đá tuyệt đẹp với những bậc cầu thang, những bờ rào, những tường nhà được xếp lên bằng đá. Bạn sẽ dễ dàng bị choáng ngợp bởi cấu trúc đặc sắc của ngôi làng cổ, những cửa nhà, mái vòm, lối đi, tường đất… trước những em bé Miêu đứng hát vang vang mỗi góc tường, trước những cụ già đang cặm cụi tước đay, khâu vá…

Nhà của người Miêu ở Phương Hoàng Cổ Trấn thường là nhà gỗ xây trên các cột trụ cao và có tên gọi là Điếu Cước Lâu. Vì được xây ở các khu vực có địa hình dốc, cạnh sông nước nên người Miêu khi xây nhà sẽ san bằng phần móng nhà, sau đó dùng các cột trụ chống ở bên dưới để đỡ các phần của căn nhà nhô ra khỏi phần móng bằng phẳng đó.

Thường thì mỗi căn nhà sẽ có ba tầng, tầng một là khoảng đất được ngăn với tầng hai bằng các cột nhà sẽ là nơi chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tầng hai là tầng sinh hoạt chung của cả gia đình còn tầng ba là kho lưu trữ lương thực và thóc gạo. Mái nhà thường có hình vòm với lỗ thông gió. Bên ngoài mỗi tầng nhà là một ban công gỗ với lan can gỗ chạm trổ hình hoa lá.

Trang phục rực rỡ 

Thường thường, trang phục của người Miêu được làm từ vải dệt thô và sau đó được nhuộm hoặc thêu các hoa văn truyền thống.

Tạp dề là một phần rất quan trọng trong trang phục của các cô gái người Miêu tại Phượng Hoàng Cổ Trấn. Nữ giới ở đây chuộng tạp dề eo cao để có thể giúp họ tránh làm bẩn quần áo khi lao động. Vải vóc may quần áo thường có màu xanh lá đậm hoặc màu xanh lam và được thêu lên bằng chỉ nhiều màu như đỏ, cam, vàng, trắng và tím.

Trang sức bằng bạc cũng là một điểm khiến cho trang phục của người Miêu trở nên nổi bật. Những chiếc mũ miện đồ sộ với cặp sừng cong, đính các bông hoa mộc lan đang nở rộ, các miếng bạc đúc hình rồng, hình phượng hoàng với chỉ đỏ đính các mảnh bạc chạm khắc hình hoa lá quanh viền chính là niềm tự hào của người Miêu.

Các lễ hội vô cùng náo nhiệt 

Mỗi năm, thị trấn cổ Phượng Hoàng lại trở nên náo nhiệt với hai lễ hội lớn của người Miêu. Đó là lễ Khiêu Hoa và hội đua thuyền Rồng.

Vào dịp hội Khiêu Hoa, ở Phượng Hoàng Cổ Trấn sẽ có rất nhiều hoạt động truyền thống đặc biệt như lễ tế trời, múa sạp, chọi trâu, đua ngựa, đấu vật, bắn tên, diễu hành,… Và đặc biệt không thể thiếu được những tiết mục múa trên nền nhạc truyền thống.

Đua thuyền Rồng là một hoạt động truyền thống diễn ra vào tháng 6 hàng năm tại Phượng Hoàng Cổ Trấn với sự tham gia của người Miêu sinh sống trong trấn cũng như từ các bản làng gần đó. Để quan sát lễ hội đua thuyền Rồng, du khách có thể đứng ở ven bờ sông Đà Giang hoặc ngồi trên ban công của những căn nhà Điếu Cước Lâu ven sông để có tầm nhìn tốt nhất để theo dõi cuộc đua.

Nếu các bạn có dịp ghé thăm Phương Hoàng Cổ Trấn, đừng quên đến thăm Miêu trại và trải nghiệm những nét văn hóa thú vị của người Miêu để có một chuyến đi thật thú vị. Còn nếu như bạn không thể chờ thêm để được khoác lên mình những bộ trang phục dân tộc rực rỡ thì đừng chần chừ gì nữa mà chưa đặt ngay cho mình và người thân một tour đi

TRƯƠNG GIA GIỚI PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN (5N4Đ) của Thám Hiểm Mekong ngay thôi!

Khám phá nét văn hóa người Miêu ở Quý Châu Đạt 5/10 trên 1 đánh giá

Chia sẻ bài viết Khám phá nét văn hóa người Miêu ở Quý Châu

Cẩm Nang Du Lịch Nước Ngoài Tổ Chức Sự Kiện Cần Thơ Team Building Tour Du Lịch Miền Tây Tour Du Lịch Phú Quốc Tour Du Lịch Côn Đảo
© 2008 Du Lich Miền Tây - Mekong Delta Explorer · Posts by Du Lich Mien Tay, Du Lich Mien Tay on Google+, XML SiteMap, SiteMap Gzip