Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Pô Klong Garai

Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Po Klong Garai

Địa chỉ: Tháp Chàm Poklong Garai hay Pôklong Garai là quần thể tháp Chăm nằm trên đồi Trầu, phường Đô Vinh, sát quốc lộ 27A và cách trung tâm thành phố Phan Rang, Ninh Thuận khoảng 8km về phía Tây Bắc.

Nguồn gốc: Công trình này được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14 dưới thời trị vì của vua Shihavaman (người Việt gọi là Chế Mân) để thờ vua Po Klong Garai (1151 – 1205) – người đã có công lớn đưa đất nước Chăm được hưng thịnh, nhân dân được ấm no nhất là việc xây dựng hệ thống dẫn nước cho nhân dân kinh đô Panduranga (tên gọi của thành phố Phan Rang thời Vương quốc Champa cổ).

Đây là di tích kiến trúc nghệ thuật hùng vĩ và đẹp nhấ

t còn sót lại của nền văn minh Champa, chính vì thế nó đã được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích quốc gia năm 1979 và từng được Thủ tướng Chính phủ vinh danh là di tích quốc gia đặc biệt.

Tháp Chàm Poklong Garai – đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc

Ghé thăm khu di tích tháp Pô Klong Garai, du khách sẽ cảm thấy mãn nhãn với lối kiến trúc, điêu khắc đỉnh cao của nó.

Sự dung hòa khéo léo phong cách nghệ thuật Chămpa và Khmer với những hình vòm, hình chóp nhọn hay các chi tiết gốm, đá với đủ loại hình người, hình lá, hình đuôi rồng, hình bò thần… khiến cho công trình này trở nên khác biệt với tất cả những quần thể tháp Chăm có trước và sau nó. Chính vì vậy, bất kỳ ai đến với “xứ xương rồng” Phan Rang đều không thể bỏ qua ngọn tháp này.

Lúc mới xây, tháp Chàm Poklong Garai có nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau, nhưng do sự tàn phá của thời gian khiến cho nơi này hiện nay chỉ còn lại ba phần là tháp chính, tháp Lửa và tháp Cổng.

Tháp chính là ngọn tháp nổi bật nhất với độ cao hơn 20m, mỗi cạnh rộng hơn 10m, được thiết kế nhiều tầng với 4 cửa hướng ra 4 phía. Cửa chính hướng về phía Đông được trang trí bằng bức phù điêu thần Siva có 6 tay đang nhảy múa trên mái vòm. Hai trụ đá đỡ tháp thì được khắc chữ Chăm cổ trên mặt.

Ở mỗi góc của tháp cũng đều được được tạc các bức tượng đá hình các vị thần, các con vật hoặc biểu tượng lửa và điêu khắc nhiều hoa văn tinh xảo và tỉ mỉ.

Đây là nơi chuyên để thờ bức tượng vua Po Klong Garai bằng đá đang ngồi chắp tay trước ngực, đặt ở giữa tầng hai và tầng ba của tháp. Phía sau lưng tháp thì được trang trí một bức tượng trắng giống như tượng Phật.

Ở phía Nam tháp chính là tháp Lửa – nơi mang đậm nét văn hóa Sa Huỳnh, tượng trưng cho nơi nấu bếp của nhà vua, cũng như là nơi cúng tế của tu sĩ và để long bào hay các vật dụng cần thiết của vua Chăm Pa.

Ngọn tháp này cao 9,31m, dài 8,18m và rộng 5m, được xây dựng theo kiến trúc đặc trưng của những ngôi nhà truyền thống của dân tộc Chăm Pa với hai mái cong cong như hình chiếc thuyền, rất bắt mắt và ấn tượng.

Cuối cùng là tháp Cổng ở phía Đông cao gần 9m, dẫn thẳng vào đền chính. Vào thời xưa, nó là nơi ra vào hành lễ, cúng tế và tiếp đón khách của nhà vua còn hiện nay thì trở thành lối để du khách hành hương bước vào đền. Các họa tiết trang trí ở đây cũng đã bị mờ dần theo thời gian, không còn rõ nét như tháp chính.

Hơn nữa, sẽ thật là thiếu sót nếu nói đến các công trình tháp Chăm, tiêu biểu như tháp Poklong Garai Ninh Thuận mà không nhắc đến sự độc đáo của chất liệu xây dựng nên chúng: gạch Chăm. Gạch Chăm cũng làm từ đất sét như bao loại gạch khác, nhưng những họa tiết trên gạch bí ẩn đến mức chúng ta không biết người nghệ sĩ Chăm xưa đã khắc tạc lên lúc gạch sống hay gạch chín.

Đặc biệt, việc sử dụng gạch xây tháp được làm hoàn toàn theo phương pháp cổ xưa của người Chăm, tức là ghép chặt những viên gạch lại với nhau mà không có mạch vữa ở giữa. Ấy thế mà mà bao thế kỷ trôi qua với bao biến cố, bao sóng gió mà ngọn tháp ấy vẫn đứng sừng sững, hiên ngang trên đỉnh đồi như một minh chứng cho sự tài tình, khéo léo của người Chăm xưa.

Đặc biệt, nếu đến tháp vào ngày rằm hay mùng một hàng tháng hoặc các ngày lễ đặc biệt của người Chăm như: Lễ đầu năm (tháng giêng lịch Chăm) – lễ mở cửa tháp; Lễ cầu mùa (tháng 4 theo lịch Chăm) – lễ cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi; Lễ Chabun (tháng 9 theo lịch Chăm) – lễ Cha trong tín ngưỡng của người Chăm, nhất là lễ hội Kate (tháng 7 theo lịch Chăm) – lễ Tết lớn nhất trong năm của đồng bào Chăm, du khách sẽ được hòa mình vào không khí vui tươi, nhộn nhịp của nười dân nơi đây.

Hơn nữa, bạn còn được mãn nhãn với các điệu múa quạt hay vũ điệu Siva của các cô gái người Chăm cùng rất nhiều hoạt động truyền thống thú vị khác.

Cũng đừng quên ghé qua những quầy hàng lưu niệm tại đây để mua những sản phẩm mang đậm văn hóa của người dân tộc Chăm được chính đôi bàn tay khéo léo của họ làm ra mà không phải ở nơi nào cũng có đâu nhé.

Một lưu ý nho nhỏ khi ghé thăm tháp đó là nếu mang váy hoặc quần chưa đến đầu gối thì bạn sẽ phải mua hoặc thuê những chiếc khăn ở gần đó để quấn vào thì mới được vào trong tháp đấy nhé.

Còn đợi chờ gì mà không đến ngay Ninh Thuận để thăm tháp Chàm Poklong Garai – nơi chứa đựng nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đỉnh cao của người Chăm đi nào.

Với những giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Pô Klong Garai (thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt (tại Quyết định số 2499/QĐ-TTg ngày 22/12/2016)./.


CÔNG TY TNHH DU LỊCH THÁM HIỂM & SỰ KIỆN ĐỒNG BẰNG MEKONG
Trụ sở: 58 Đường 3/2, P.Xuân Khánh, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ
Tel: 0292-3.819.219 - Fax: 0292-3.819.219 – Hotline: 0919.44.45.45
Email: thamhiemmekong@gmail.com – Website: mekongdeltaexplorer.vn

Hãy để chúng tôi biết sở thích của bạn

Nếu chương trình du lịch trên không đáp ứng được sở thích của bạn, hãy gửi yêu cầu của bạn cho chúng tôi bằng cách liên hệ với chúng tôi

du lich ninh thuantham quan ninh thuậnTháp chàmTháp chàm Ninh Thuậntháp plong garaiTháp Pô Klong Garai

Cẩm Nang Du Lịch Nước Ngoài Tổ Chức Sự Kiện Cần Thơ Team Building Tour Du Lịch Miền Tây Tour Du Lịch Phú Quốc Tour Du Lịch Côn Đảo
© 2008 Du Lich Miền Tây - Mekong Delta Explorer · Posts by Du Lich Mien Tay, Du Lich Mien Tay on Google+, XML SiteMap, SiteMap Gzip