Đồng bằng sông Cửu Long xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tạo đột phá

Ngày 26/3 tại TP. Cần Thơ, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch kết hợp với các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức hội thảo “Liên kết phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSCL”.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch Hồ Anh Tuấn cho biết, liên kết phát triển du lịch đặc thù vùng ĐBSCL đã nói đến nhiều, nhưng nhiều năm qua khu vực này chưa khai thác được nhiều dù tiềm năng rất lớn và tiềm lực rất cao.

Theo đánh giá của Thứ trưởng Tuấn, hạn chế lớn nhất của du lịch ĐBSCL chính là thiếu cơ chế, sản phẩm du lịch đặc thù. Đồng thời, chưa có kế hoạch và lộ trình phát triển cụ thể và dài hạn; thiếu mô hình và cơ chế phối hợp giữ các bên có liên quan.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Tuấn cũng công khai nhận khuyết điểm về sự tồn tại này, đồng thời đã giao nhiệm vụ cho Viện nghiên cứu Phát triển du lịch phải tìm cho ra sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSCL cùng lộ trình dự án trong 3 tháng tới để triển khai vào đầu quý II/2014, nguồn kinh phí sẽ được lấy từ Chương trình mục tiêu quốc gia về du lịch.

Theo đó, điều phối và “nhạc trưởng” sẽ là Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch và Ban điều phối vùng ĐBSCL. Mục tiêu đến cuối năm 2014 sẽ hình thành được sản phẩm du lịch đặc thù của vùng, tạo bước đột phá mới và chuyển biến mạnh mẽ các hoạt động du lịch trong khu vực.

Được biết, trước hội thảo, Tổng cục Du lịch đã có chuyến khảo sát 8 ngày tại các điểm du lịch ở các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL.

Khảo sát cho thấy, hoạt động du lịch của vùng còn nhiều hạn chế với chất lượng thấp. Đặc biệt việc sản phẩm trùng lặp chưa hình thành được thương hiệu riêng cho sản phẩm, tính cạnh tranh chưa cao, thiếu chuyên nghiệp trong phục vụ.

Không những thế, cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch; nguồn nhân lực vừa thiếu vừa yếu, đội ngũ làm công tác quản lý du lịch còn mỏng…

Việc liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong vùng còn yếu, chủ yếu vẫn là liên kết “chính trị”, thiếu “nhạc trưởng đầu tàu” để dẫn dắt và thúc đẩy phát triển.

Mặc dù được xác định là một trong 7 vùng du lịch đặc trưng của cả nước, tuy nhiên, thống kê những năm gần đây cho thấy, lượng du khách quốc tế đến ĐBSCL chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ và tập trung chủ yếu tại các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, TP Cần Thơ

Năm 2013, toàn vùng ĐBSCL đón 1,6 triệu lượt du khách quốc tế, tương đương 8,3% so cả nước; 9,8 triệu lượt khách nội địa, chiếm 5,8% tổng lượng khách nội địa; tổng thu du lịch toàn vùng đạt 5,1 tỉ đồng, chỉ chiếm khoảng 2,7% doanh thu du lịch cả nước…

Theo đánh giá của Tổng cục Du lịch tại hội thảo, kết quả khiêm tốn đó có nguyên nhân là ở chỗ ĐBSCL chỉ mới phát triển du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia, du lịch văn hóa – lễ hội, vừa thiếu hấp dẫn vừa chưa có các thương hiệu sản phẩm du lịch đặc thù. Quan trọng hơn, sản phẩm du lịch lại trùng lắp giữa các địa phương do thiếu sự liên kết, hợp tác mang tính liên vùng.

Về vấn đề này, PGS. TS Phạm Trung Lương, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (NCPTDL) cho rằng: Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, mối liên kết giữa các địa phương đã trở nên cấp thiết trong hoạt động du lịch, góp phần quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của điểm đến.

Trước mắt, du lịch ĐBSCL cần xây dựng các mối liên kết giữa các tỉnh trong vùng, cùng các liên kết quốc tế để thực hiện các tour du lịch trên sông Mekong, các chương trình kết nối đường bộ giữa ĐBSCL, Campuchia, Thái Lan… Ông Lương kiến nghị.


CÔNG TY TNHH DU LỊCH THÁM HIỂM & SỰ KIỆN ĐỒNG BẰNG MEKONG
Trụ sở: 58 Đường 3/2, P.Xuân Khánh, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ
Tel: 0292-3.819.219 - Fax: 0292-3.819.219 – Hotline: 0919.44.45.45
Email: thamhiemmekong@gmail.com – Website: mekongdeltaexplorer.vn

Hãy để chúng tôi biết sở thích của bạn

Nếu chương trình du lịch trên không đáp ứng được sở thích của bạn, hãy gửi yêu cầu của bạn cho chúng tôi bằng cách liên hệ với chúng tôi

Cẩm Nang Du Lịch Nước Ngoài Tổ Chức Sự Kiện Cần Thơ Team Building Tour Du Lịch Miền Tây Tour Du Lịch Phú Quốc Tour Du Lịch Côn Đảo
© 2008 Du Lich Miền Tây - Mekong Delta Explorer · Posts by Du Lich Mien Tay, Du Lich Mien Tay on Google+, XML SiteMap, SiteMap Gzip