Sắc Tứ Kim Sơn Tự

Sắc Tứ Kim Sơn Tự một ngôi chùa đẹp tại Ninh Thuận đứng sừng sững uy nghiêm, một điểm tâm linh cho bá tánh phật tử thập phương về chiêm bái, lễ phật khi đặt chân về vùng đất nắng đất Phan Rang. Nơi linh khí đất trời hội tụ bên Đầm Nại huyền bí, nơi giao nhau của sông, biển và núi rừng. Có những ngọn núi chỉ là những ngọn núi, nhưng có những ngọn núi linh thiêng khác hẳn những ngọn núi thông thường, nơi tỏa ra những luồng năng lượng an lành cho những tinh thần biết hướng thượng đủ thành tâm tìm về nguồn cội.

Tên gọi Kim Sơn Tự qua các thời kỳ lịch sử

Theo lời kể của thầy trụ trì Kim Sơn Tự và các bô lão qua nhiều thế hệ tại địa phương cho biết: thuở xưa, ở Đầm Nại chưa có cầu bắc qua sông Tri Thủy (còn gọi sông Ma Văn), xóm Bến Đò, núi Đình vắng vẻ, dân cư thưa thớt.

Năm Mậu Ngọ (1918), sa Môn Thích Như Xuân (thế danh là Nguyễn Văn Dôn) sau khi huấn thụ giáo pháp, nghe theo lời chỉ bảo của Tôn sư là hòa thượng Thích Bửu Hiền, đã trở lại quê nhà thực hiện sứ mệnh đem ánh sáng chân lý, đem ánh đạo nhiệm màu giáo hóa nhân dân vùng biển đang sống đời lam lũ.

Xúc động trước cảnh trí hữu tình, núi biển nối liền, nơi cần tôn chí một ngôi nhà lam thanh tịnh, trước để có chỗ thờ tự, tu hành, sau làm nơi lui tới của cư dân tham vấn học hỏi đạo pháp, ngài chọn đất và tự xây dựng một ngôi thảo am nhỏ, mái lợp ngói Âm dương. Lúc bấy giờ chùa chỉ có một tòa chánh điện để thờ phật, lấy hiệu là: Sùng Thánh Tự.

Vì chùa nằm trên núi đá rất khó khăn trong việc xây cất, để san lấp làm sân chùa hòa thượng Thích Như Xuân đã vận động con cháu trong gia tộc, môn đồ pháp quyến. Hàng ngày sau khi công việc đồng áng đã xong, nhờ những đêm trăng sáng, xuống con sông trước chùa để gánh cát lên đổ san lấp hố, khe đá làm thành sân chùa vào năm 1921.

Khi tín đồ cầu đạo nhận ra chân lý nhiệm màu của đức phật Thích Ca ngày càng đông đảo tụ hội về đây nghe thuyết pháp, hành tu. Năm 1926 Hòa Thượng Thích Như Xuân đã phát nguyện hiến cúng chùa cho làng Tri Thủy và chính thức đổi hiệu là Kim Sơn Tự

Trải qua một thời gian rất dài, nhiều người nhiều hương lý thay nhau điều  hành, ủng hộ, cúng dường để tài bồi, xây dựng ngôi chùa, mãi đến 15 năm sau (1941). Chùa mới xây dựng mới hoàn thành và vẫn được giữ nguyên hiện trạng như hiện nay đang có.

Ngày 12 tháng 12 năm Bảo Đại ban sắc tứ. Hiện nay tại chùa còn lưu giữ bảo vật bằng tấm hoành phi chạm khắc do ngài đại thần Tôn Thất Quảng thuộc bộ nghi lễ thực hiện được triều đình Huế chuyển về.

Giá trị chùa Kim Sơn uy nghiêm bên Đầm Nại

Kim Sơn Tự nằm lưng chừng của núi Đình Tri Thủy, mặt xoay về hướng Đầm Nại, mặt tiền kiến trúc dựa vào những tảng đá ghép nhân tạo nên các bật tam cấp cầu kỳ làm thành đường dẫn khách lên chùa.

Chùa được xây dựng trên một khu đất có diện tích 1.403 m2 cửa hướng về phía Nam và Tây. Vị trí của chùa, trước mặt đường liên thôn nằm bên cạnh Đầm Nại, phía Tây giáp với đường đi và trường học Tri Thủy.

Sắc Tứ Kim Sơn Tự gắn liền với sự hình thành và phát triển của thôn Tri Thủy, là ngôi chùa có kiến trúc khá đặc sắc và có giá trị đặc trưng của vùng biển Trung bộ. Toàn bộ vật liệu, vật tư, kết cấu xây dựng hoàn toàn được khai thác tại địa phương nên đã chống chịu được khí hậu thời tiết gần một thế kỉ mà vẫn còn khá nguyên vẹn.

Về kiến trúc Kim Sơn Tự Ninh Thuận được xây trong một không gian rộng, thoát với một tòa nhà gồm nhiều ngôi nhà ghép lại như một số ngôi chùa khác theo nghệ thuật giáp mộng truyền thống, tạo cho kiến trúc vừa linh động trong tháo dời, vừa vững chãi trong kết cấu, các bộ phận được liên kết thành một thể thống nhất rất vững chắc và sinh động.

 

Có thể nói rằng: Kim Sơn Tự – người dân Tri Thủy hay gọi với tên quen thuộc chùa Kim Sơn là một di tích tôn giáo tín ngưỡng Phật giáo tiêu biểu trong thôn Tri Thủy nói riêng và tỉnh Ninh Thuận nói chung. Chùa là trung tâm văn hóa lịch sử phật giáo của nhân dân, tín đồ theo phật pháp, là nơi tổ chức các lễ hội, cúng bái, tham thiền, thuyết pháp…mang đậm tính truyền thống và nhân văn. Chùa Kim Sơn một di tích cho khách du lịch Ninh Thuận, khách hành hương chiêm ngưỡng, vãng cảnh, sáng tác và thư giãn.

Đường đi đến Sắc Tứ Kim Sơn Tự Ninh Thuận

Một lần đến với vùng đất Ninh Thuận yên bình nơi có những: giàn nho trĩu quả, những đồng cừu chăn thả tuyệt đẹp, những cánh đồng muối bạt ngàn, những cánh đồng quạt gió khổng lồ, hay đệ nhị Vịnh Vĩnh Hy chỉ xếp sau Vịnh Hạ Long…. hãy ghé tham quan ngôi chùa đẹp linh thiêng tại Ninh Thuận này nhé.

Từ Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận ngay quảng trường 16/4, đi xuống hết đường 16/4 về hướng biển Ninh Chữ, rẻ trái đi đường Yên Ninh thẳng xuống, qua cầu Tri Thủy một đoạn khoảng 70m là đến Sắc Tứ Kim Sơn Tự (cách trung tâm thị xã Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7km về hướng Đông Bắc). Đường đi rất thuận tiện cho tất cả loại xe ghé tham quan.

Những lưu ý cần thiết khi tham quan Kim Sơn Tự Ninh Thuận

Chùa Kim Sơn có một quần thể kiến trúc và khá hoàn chỉnh nhờ vào vị trí núi đá, lăng tẩm, đầm, đình. Với vị trí địa lý gần với khu du lịch biển Ninh Chữ. Chùa có thể đưa vào chương trình du lịch Ninh Thuận: kết hợp làm du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch hành hương, du lịch tâm linh… Đây là một địa điểm tham quan rất độc đáo, thú vị cho du khách khi về Ninh Thuận.

Kim Sơn Tự là điểm tâm linh và trang nghiêm của Phật giáo, chính vì thế mà khi đến tham quan và viếng chùa bạn phải tuân thủ một số quy định bắt buộc.

Ăn mặc kín đáo, tuyệt đối không ăn mặc quần ngắn khi đến chùa.

Giữ lễ phép với những Sư tu tại chùa và những người đi viếng chùa.

Không cười đùa, xả rác, leo trèo và các hành động phá hoại các kiến trúc …

Xin phép ý kiến nếu muốn thực hiện những điều như quay phim, chụp ảnh hãy tìm hiểu một vấn đề gì đó.

Không tự ý tìm đến những nơi không có sự cho phép

Nên đóng góp một chút lòng thành để tích công đức xây dựng trùng tù chùa.

chùa kim sơn tựdu lich ninh thuanKhám phá ninh thuậnsắc tứsắc tứ kim sơn tựtham quan ninh thuận

Sắc Tứ Kim Sơn Tự Đạt 5/10 trên 1 đánh giá

Chia sẻ bài viết Sắc Tứ Kim Sơn Tự

Cẩm Nang Du Lịch Nước Ngoài Tổ Chức Sự Kiện Cần Thơ Team Building Tour Du Lịch Miền Tây Tour Du Lịch Phú Quốc Tour Du Lịch Côn Đảo
© 2008 Du Lich Miền Tây - Mekong Delta Explorer · Posts by Du Lich Mien Tay, Du Lich Mien Tay on Google+, XML SiteMap, SiteMap Gzip