Khu di chỉ Óc Eo – An Giang

Về thăm An Giang không chỉ để đến tham quan những điểm du lịch  khá phổ biến, mà còn là dịp để du khách khám phá nhiều điều đặc biệt ý nghĩa khác như vùng Thoại Sơn có Núi Sập, núi Ba Thê – nơi có khu Di chỉ Óc Eo nổi tiếng. Hàng năm đón bao lượt du khách, các nhà nghiên cứu, các nhà khảo cổ đến tham quan và tìm hiểu, Khu Di chỉ Óc Eo An Giang không chỉ là điểm đến du lịch bình thường, mà còn là nơi để mọi người có cơ hội biết nhiều hơn về một vài dấu mốc khá quan trọng trong lịch sử phát triển của đất nước

Khu_di_ch_Oc_Eo_1 oc-1-a-6-1435392735

Vị trí: Khu di chỉ Óc Eo thuộc vùng núi Sập – Ba Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Đặc điểm: Thành cổ Óc Eo là một thương cảng thời trung cổ bị chìm dưới đất, được phát hiện khi nhân dân đào kênh xáng Ba Thê. Văn hóa Óc Eo hình thành và phát triển từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII sau Công nguyên.

 Văn hóa Óc Eo hình thành và phát triển từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII sau Công nguyên.

Đây là một nền văn hóa lớn trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với đất nước – con người ở vùng đồng bằng – châu thổ hạ lưu sông Mê công; đồng thời, nó còn có quan hệ mật thiết với lịch sử Đông Nam Á thời cổ.

01Khudtoceo01 01Khudtoceo02JPG

 Vùng này phân bố trên một khu vực rất rộng ở miền châu thổ sông Cửu Long, trong miền đất trũng Tây sông Hậu bao gồm nhiều vùng sinh thái khác nhau của các tỉnh An Giang (Óc Eo – Ba Thê), Kiên Giang (Đá Nổi, Nền Chùa, Tân Long), Đồng Tháp (vùng Đồng Tháp Mười), vùng ven biển Tây Nam (U Minh, Năm Căn) kéo đến vùng rừng Sác duyên hải (Cần Giờ, Giồng Am…) và vươn ra tận Biển Đông (khu vực từ cửa sông Tiền đến Cà Mau). Ngoài ra, khảo cổ học đã phát hiện nhiều di tích, di vật thuộc văn hóa Óc Eo ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, một phần Long An, Bình Thuận và thành phố Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở các cuộc khai quật vào năm 1944, Louis Malleret cho rằng cánh đồng Óc Eo là một thành thị cổ và đặt tên là thành thị Óc Eo hay thị cảng Óc Eo, có diện tích rộng tới 450 ha với một tiền cảng có tên là Tà Keo, cách Óc Eo 12 km về phía Tây Nam. Vùng này không chỉ có hình ảnh của một đô thị quy củ mà còn có nhiều dấu tích của một trung tâm tôn giáo – văn hóa lớn với 3 cụm quần thể kiến trúc: Vùng Linh Sơn Tự, vùng Đông Bắc núi Ba Thê và vùng Giồng Cát, Giồng Xoài.

 Trong các cuộc khảo sát và khai quật đã tìm thấy ở các di chỉ thuộc văn hóa Óc Eo các loại tượng to nhỏ, nhẫn, hoa tai, hạt đá quý, mã não, hạt thủy tinh, con dấu, bùa đeo, công cụ bằng đồng và bằng đá; các loại hiện vật bằng đất nung như dọi xe sợi, bếp lò, đĩa đèn, chậu, nồi, vò v.v…

oc-2-a-2-1435392796 oc-3-a-4-1435392797

Óc Eo là một di tích rất lớn, một trung tâm văn hóa cổ của đồng bằng sông Cửu Long, một hình mẫu của sự kết hợp những yếu tố nội sinh và ngoại sinh trong sự phát triển; một vốn quý và điểm chốt quan trọng trong việc nghiên cứu những vấn đề lịch sử văn hóa của đất nước và khu vực Đông Nam Á. Do đó, cần phải bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Óc Eo – một di sản văn hóa – lịch sử quan trọng của Việt Nam.

Hiện nay, khu di chỉ Óc Eo không những đón được rất nhiều nhà sưu tầm, khảo cổ đến nghiên cứu, tìm hiểu mà còn hấp dẫn được rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến đây để xem di vật, vết tích được phát hiện để biết thêm về một thời kỳ phát triển rực rỡ của vùng đất An Giang ngày xưa nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. 

co-vat-oc-eo mot-goc-di-chi-oc-eo-an-giang - Copy

An Giangdi chỉ óc eodu lịch An Giangdu lịch lịch sửdu lịch Miền TâyKhu di chỉ Óc EoKhu Di chỉ Óc Eo An Giangnúi ba thêóc eo an giangtour du lịch óc eo

Khu di chỉ Óc Eo – An Giang Đạt 5/10 trên 1 đánh giá

Chia sẻ bài viết Khu di chỉ Óc Eo – An Giang

Cẩm Nang Du Lịch Nước Ngoài Tổ Chức Sự Kiện Cần Thơ Team Building Tour Du Lịch Miền Tây Tour Du Lịch Phú Quốc Tour Du Lịch Côn Đảo
© 2008 Du Lich Miền Tây - Mekong Delta Explorer · Posts by Du Lich Mien Tay, Du Lich Mien Tay on Google+, XML SiteMap, SiteMap Gzip